"Chuyển đổi số - Cơ hội để kinh tế Việt Nam cất cánh theo hình chữ V"

Thứ ba - 11/08/2020 09:01
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam đang gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ. Đây là một trong những rào cản rất lớn để các DNVVN tham gia vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
bai-1-chuyendoiso-2-9635-1595841192.jpg
 

Kinh tế số giúp DNVVN phát triển nhanh hơn

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số và xã hội số, các khái niệm như: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, cuộc sống số ngày càng trở nên rất gần gũi đối với hiểu biết và cuộc sống của chúng ta.

Rất nhiều quốc gia đã có chiến lược về xây dựng quốc gia số và kinh tế số như Singapore, Malaysia, Thái Lan, thậm chí cả Campuchia. Do đó, việc Chính phủ Việt Nam xây dựng đề án quốc gia về chuyển đổi số là sự cần thiết và cấp bách. Các tổ chức quốc tế, tổ chức nghiên cứu về kinh tế cũng nhận định: "Nếu chúng ta trở thành quốc gia số, việc chuyển đổi số thành công sẽ đóng góp khoảng 65% cho GDP".

Đặc biệt, việc chuyển dịch kinh tế số đang giúp cho các DNVVN có cơ hội tận dụng những thành tựu về khoa học công nghệ, tận dụng công nghệ số để có thể phát triển nhanh hơn. Ví dụ, bình thường một DN nếu theo những cách thức phát triển thông thường, sử dụng những giải pháp công nghệ thông thường thì phải tuần tự đi theo các bước khác nhau, rồi đầu tư rất nhiều tiền bạc, công sức để xây dựng hệ thống.

Nhưng ngày nay thì việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây, sử dụng những sản phẩm dịch vụ, hoặc các hạ tầng nền tảng sẽ giúp DN nhanh chóng có những hệ thống mà không cần phải có nhiều chi phí đầu tư, cũng không cần phải có nhiều chuyên gia trong ngành.

Lợi ích nữa là chi phí đầu tư chuyển đổi số tiết kiệm hơn rất nhiều so với các DN tự làm. Ví dụ, nếu tự xây dựng hệ thống tối thiểu một DN có thể bỏ ra vài tỷ đồng, nhưng bây giờ hằng tháng họ chỉ bỏ ra từ vài trăm nghìn đến một triệu đồng, hoặc một vài chục triệu đồng/năm là có dịch vụ để sử dụng ngay, khoản kinh phí đầu tư này DNVVN hoàn toàn có thể chi trả được.

Ngoài ra, chuyển dịch số giúp cho DNVVN tiếp cận thị trường một cách rất nhanh chóng và không có giới hạn. Đơn cử, các nền tảng thương mại điện tử toàn cầu như Amazon, Alibaba có thể giúp các DNVVN bán những sản phẩm nông sản của họ từ Việt Nam đi khắp thế giới.

Song vấn đề đặt ra với các DNVVN là cần có ý thức rằng, khi tham gia quá trình chuyển dịch số cần trả lời ba câu hỏi chính: Tại sao anh lại phải làm việc này? Làm như vậy sẽ giúp tôi quyết định được những vấn đề gì của doanh nghiệp, tăng trưởng ở đâu, giải quyết những vấn đề gì? Và cuối cùng, để làm được việc đấy thì doanh nghiệp của tôi phải thay đổi những cái gì?

Tuy nhiên, nhiều DN còn băn khoăn việc sử dụng công nghệ mới, công cụ mới, khả năng an toàn sẽ thế nào? Nếu DN sử dụng hệ thống của những nhà cung cấp chuyên nghiệp thì tính an ninh an toàn và đảm bảo bí mật còn tốt hơn rất nhiều so với DN tự vận hành hệ thống của mình.

bai-2-KTso-1-4166-1595841192.jpg
 

Hạ tầng dữ liệu V-Cloud, tại sao không?

Vào đầu năm 2019, CMC đã công bố hệ sinh thái hạ tầng mở C.OPE2N cho các DN, tổ chức. C.OPE2N là một hạ tầng nền tảng giúp cho các DN, tổ chức có thể kết nối, chia sẻ một cách bình đẳng. Với hạ tầng nền tảng mở này, CMC xây dựng một nền tảng để các DN có thể kết nối với các nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới, có thể tiếp cận với các nhà cung cấp dịch vụ một cách nhanh nhất, cùng chia sẻ lợi ích giữa các đơn vị cung cấp và những người sử dụng.

Hạ tầng số đặc biệt quan trọng trong kinh tế số và phát triển xã hội số. Trong hạ tầng số thì hạ tầng về dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu điện toán đám mây đóng vai trò lớn, là "xương sống" của hạ tầng số. Các DN Việt đã có các hạ tầng vật lý kết nối như các data center (trung tâm dữ liệu), nhưng quan trọng hơn, chúng ta cần hạ tầng về dữ liệu. Nền tảng để đảm bảo cho hạ tầng dữ liệu chính là Cloud.

Mọi người hay gọi điện toán đám mây là "i-Cloud", nhưng theo tôi từ bây giờ chúng ta nên gọi là "V-Cloud" - là hạ tầng điện toán đám mây của Việt Nam, xây dựng bởi người Việt Nam cho người Việt sử dụng.

Tuy nhiên, nếu nói các công ty điện toán đám mây Việt Nam đã có thể ngang bằng với các công ty hàng đầu thế giới như Microsoft, Amazon... thì cần sự nỗ lực nhiều hơn. Một công ty chỉ là các cá thể đơn lẻ và khó có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới. Do đó, khi liên minh lại với nhau thì các doanh nghiệp có sự cộng hưởng và tạo nên sức mạnh lớn, từ số lượng kỹ sư, con người, hạ tầng đến chất lượng sản phẩm dịch vụ (ví dụ 40.000 CNTT liên kết lại sẽ có lực lượng hàng trăm nghìn kỹ sư CNTT).

Hiện nay, CMC cũng đang phối hợp với các hãng công nghệ lớn để triển khai ứng dụng làm việc nhóm như Microsoft Teams trong toàn tập đoàn và cho các khách hàng doanh nghiệp. Đây là các giải pháp công nghệ hỗ trợ làm việc online, làm việc từ xa.

 
 

Nguồn tin: TapchiDoanhNhanSaiGon

Những tin mới hơn

Tin tức khác

Tài trợ kim cương
Hội doanh nghiệp tân phú
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay1,245
  • Tháng hiện tại66,082
  • Tổng lượt truy cập8,297,768
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây