The Economist: Việt Nam lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới, nhiều triển vọng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trong đại dịch Covid-19

Thứ tư - 19/08/2020 09:03
Một nghiên cứu mới đây cho thấy các nền kinh tế mới nổi đang nhanh chóng bắt kịp các quốc gia tiên tiến.
The Economist: Việt Nam lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới, nhiều triển vọng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trong đại dịch Covid-19
 

Năm 2020 có thể là một năm tệ hại, nhưng trớ trêu thay lại có thể được coi là một năm "hội tụ" theo các nhà kinh tế học. Việc này diễn ra khi các quốc gia nghèo tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia giàu có, qua đó thu hẹp khoảng cách thu nhập. Năm nay có thể khác biệt đôi chút. Hầu như sẽ chẳng có thị trường mới nổi nào đạt tăng trưởng – có thể trừ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam. Nhưng vì các nền kinh tế tiên tiến có thể còn bị tổn hại nhanh hơn nữa, nên khoảng cách giữa các quốc gia sẽ được thu hẹp lại. Trong đại dịch, tương tự như trong cuộc đua nước rút 400m, vòng nguyệt quế sẽ thuộc về người nào ít chậm lại nhất.

Lần cuối cùng việc thu hẹp khoảng cách tăng trưởng giữa các nền kinh tế diễn ra là vào năm 2013 (xem Hình 1). Đó là thời điểm diễn ra sự kiện "taper tantrum" chứng kiến sự tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán và giá trị đồng tiền các nền kinh tế mới nổi với nỗi lo ngại các nhà đầu tư quốc tế rút vốn. 

Sự kiện này đánh dấu kết thúc của một thập kỷ lạc quan mạnh mẽ ở các thị trường mới nổi, được biểu tượng bởi sự thích thú với nhóm "BRICS" – một từ viết tắt do Goldman Sachs đưa ra, giúp thu hút nhiều nhà đầu tư vào 4 thị trường mới nổi đông dân nhất bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc .

Ý tưởng rằng các nền kinh tế "phía sau" có thể tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế phát triển lần đầu được đưa ra bởi các nhà lịch sử kinh tế như Alexander Gerschenkron vào những năm 1950 và Moses Abramovitz vào những năm 1970. Lý thuyến này dựa trên giả định rằng việc mô phỏng bắt chước sẽ dễ dàng hơn sáng tạo đổi mới và rằng lợi tức đầu tư sẽ tăng cao khi vốn khan hiếm. 

Mới đây, các nhà kinh tế Dev Patel (Đại học Harvard), Justin Sandefur (Trung tâm Phát triển Toàn cầu), và Arvind Subramanian (Đại học Ashoka) đã khẳng định rằng những bằng chứng về tốc độ tăng trưởng nhanh hơn này tuy khá mờ nhạt trong thời kỳ từ những năm 1970 đến đầu những năm 1990, nhưng đã trở nên rõ rệt và mạnh mẽ hơn nhiều kể từ đó tới nay.

Nguồn tin: www.cafef.vn:

Những tin mới hơn

Tin tức khác

Tài trợ kim cương
Hội doanh nghiệp tân phú
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay746
  • Tháng hiện tại58,308
  • Tổng lượt truy cập8,458,246
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây