Covid-19 lần hai: Giải pháp để doanh nghiệp vượt khó

Thứ năm - 20/08/2020 09:21
Cuộc khủng hoảng Covid-19 kéo dài và chưa biết khi nào kết thúc. Điều này ảnh hưởng tới mọi mắt xích của doanh nghiệp (DN), từ nguyên liệu, sản xuất, thị trường. Làm thế nào để vượt qua khó khăn này?

Đẩy mạnh bán hàng online

Khi các cửa hàng bị đóng cửa vì cách ly, ảnh hưởng tới doanh thu của chuỗi kinh doanh, DN sẽ chuyển sang phát triển kênh bán hàng trực tuyến phục vụ "nền kinh tế ở nhà" khi các nhu cầu phát sinh từ dạy học trực tuyến, chơi game và xem phim, ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa, mua sắm hộ... Bên cạnh đó, nhu cầu đột biến về giao hàng tại nhà trong thời điểm cách ly xã hội cũng kéo theo một lượng nhu cầu tuyển dụng nhân sự nhất định ở các DN trong lĩnh vực giao hàng chặng cuối.

Rà soát tiền mặt và hàng tồn kho để "lượng hóa" vốn lưu động được xem là ưu tiên số một để DN có các ứng phó chủ động trong thời kỳ khủng hoảng. Việc cần làm của các DN khi ứng phó với đại dịch là xây dựng và củng cố kế hoạch kinh doanh không gián đoạn (BCP - Business Continuity Plan) nhằm ứng phó với các tình huống rủi ro mang tính bất ngờ.

quantri-1-5689-1597110943.jpg
 

Giải pháp tài chính

Trong các thời điểm khủng hoảng, tiền mặt dự trữ càng trở nên cực kỳ quan trọng do tính thanh khoản của chúng. Khủng hoảng đại dịch gây nên sự sụt giảm nhu cầu nghiêm trọng, kéo theo đó là sự đứt đoạn dòng tiền của doanh nghiệp và rủi ro phá sản cao. Các DN càng nhỏ, lượng tích lũy tiền mặt có xu hướng càng ít. Vì vậy, đảm bảo tính thanh khoản cần được ưu tiên hàng đầu, DN cần thiết lập một bộ phận xử lý tình huống cấp bách nhằm thực hiện các giải pháp tài chính sau đây giúp chống chọi trong giai đoạn khủng hoảng.

Thứ nhất, rà soát các áp lực hằng tuần về vốn lưu động: tiền mặt, hàng tồn kho, khoản đầu tư, các khoản phải thu và phải trả trong ngắn hạn, thuế và lương.

Thứ hai, rà soát thanh khoản và ưu tiên các khoản thanh toán. Điều này giúp DN tuân thủ các nghĩa vụ và duy trì hoạt động kinh doanh hay ít nhất đáp ứng việc thực hiện dịch vụ ở mức chấp nhận được đối với khách hàng cốt lõi.

Thứ ba, triển khai dự toán ngân sách "từ số 0". Theo đó, tất cả chi phí phải được lập và dành cho một chu kỳ kinh doanh mới.

Thứ tư, giảm thiểu rò rỉ tiền mặt (tồn kho, các loại chi phí). Rà soát từng quy trình và hoạt động gây ra sai hỏng, vật tư hay nguyên vật liệu không sử dụng đến hay sử dụng quá nhiều gây lãng phí.

Thứ năm, thương thảo điều kiện thanh toán và các khoản nợ với đối tác và xem xét khả năng viện dẫn "sự kiện bất khả kháng" trong các hợp đồng đã ký kết.

Khi ký kết hợp đồng mới, DN cần đánh giá nghĩa vụ của các bên trong trường hợp phát sinh, ví dụ như tính toán về thời gian thực hiện hợp đồng.

Thứ sáu, áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán trong thực hiện giao dịch thanh toán đơn hàng với các đối tác.

Thứ bảy, huy động nguồn vốn bổ sung thông qua đầu tư, vốn chủ sở hữu, hạn mức tín dụng mới, liên doanh...

Thứ tám, tìm kiếm hỗ trợ tài chính của các nhà cung cấp, khách hàng (điều khoản thanh toán, bao thanh toán ngược, ký gửi...) cũng như đẩy mạnh tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ cho DN và người lao động.

Đánh giá nhu cầu và hoạch định nguồn cung ứng

 

DN cần thực hiện các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực liên quan đến nhu cầu cũng như nguồn cung. Những biến động thị trường cần phải được cập nhật nhanh chóng và chính xác để áp dụng vào các chiến lược hoạt động cụ thể.

Đặc biệt, cần cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình diễn biến dịch bệnh cũng như các động thái liên quan của Nhà nước, của các tác nhân trong nền kinh tế, và tình hình của khách hàng, các nhà cung cấp liên quan để đưa ra những biện pháp ứng phó. Đồng thời, xem xét nhiều kịch bản khác nhau để đưa ra các phương án ứng phó phù hợp cho từng kịch bản và hành động nhanh chóng. Việc lên nhiều kịch bản có thể xảy ra giúp DN dự phòng trước để không bị bất ngờ và lâm vào tình thế bị động.

Bên cạnh đó, cần xem xét lại chiến lược dự báo và quy trình hoạch định phối hợp sản xuất và bán hàng (S&OP). Việc gia tăng tần suất các cuộc họp S&OP, rút ngắn vòng hoạch định của DN, rút ngắn khoảng thời gian dự báo giúp ứng phó nhanh hơn với diễn tiến của dịch bệnh và các tình huống cấp bách tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Ngoài ra, cần xem xét lại công suất hoạt động trên toàn chuỗi giá trị và điểm qua các mục có bao nhiêu dây chuyền sản xuất, bao nhiêu ca sản xuất còn hoạt động. Đồng thời cần xác định tính sẵn có và đúng giờ của vận tải đầu vào từ nhà cung cấp đến kho để ứng phó khi bối cảnh tiêu dùng giảm mạnh, vận tải vận chuyển bị đứt quãng và nhiều nhà máy không hoạt động như bình thường.

Việc cập nhật tình hình tồn kho của các nhà cung cấp cũng vô cùng quan trọng, vì điều này giúp DN nắm được thông tin tồn kho đó đủ để cung cấp thêm bao nhiêu thời gian trong trường hợp xấu nhất khi sản xuất và vận chuyển từ phía các nhà cung cấp bị gián đoạn. Với nguồn cung hạn chế, cần đơn giản hóa danh mục sản phẩm cũng như khách hàng với các công cụ hay dịch vụ hỗ trợ phân tích.

 

Nguồn tin: TapchiDoanhNhanSaiGon:

Những tin mới hơn

Tin tức khác

Tài trợ kim cương
Hội doanh nghiệp tân phú
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay172
  • Tháng hiện tại32,129
  • Tổng lượt truy cập8,432,067
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây